Đầu tiên một số bạn sẽ hay nghĩ làm nhỏ thôi miễn làm sao đủ 1-2 người thao tác là được. Nhưng giữa suy nghĩ của các bạn và thực tế sẽ thường khác khá xa.
Nên nhìn theo lượng khách của các bạn mà đưa ra chỉ số diện tích quầy bar cho phù hợp. Đừng làm xong lại đập làm lại.
– Thứ quan trọng nhất của quầy bar đó là hệ thống cấp và thoát nước. Các bạn phải xác định được vị trí bồn rửa nằm ở đâu để xác định vị trí cấp và thoát. Nếu các bạn dự tính 2-3 vị trí bồn rửa thì hãy làm 2-3 vị trí cấp thoát nước. Không hao tốn bao nhiêu cả.
Đối với máy cafe cũng cần hệ thống cấp và thoát nước. Hệ thống cấp nên qua máy lọc.
Tủ lạnh theo kiểu hộ gia đình thì không cần thoát nước nhưng tủ mát dạng lớn 800lit trở lên thì cần hệ thống thoát nước, nên chuẩn bị để tránh bị động trong chuyện này. Đến lúc làm xong rồi kéo ống tứ tung vừa mất thẩm mĩ vừa tốn chi phí.
Máy làm nước đá cũng có hệ thống cấp – thoát nước. Hệ thống lọc nước.
Thùng đá inox thì có hệ thống thoát nước. Không có hệ thống cấp.
Nên xác định vị trí của bồn rửa cực kì quan trọng. Vị trí bồn rửa không quá lộ liễu cũng không quá khuất. Các bạn phải xác định vị trí bồn rửa sao cho ai đứng đó cũng sẽ không ảnh hưởng đến người khác và đặc biệt nên là bồn đôi.
– Mặt quầy bar thao tác phía trong chiều cao thích hợp không quá 80cm, rộng tầm 700cm. Chất liệu hay sử dụng: gỗ, xi măng, inox và đá hoa cương.
+ Gỗ: đẹp, sang nhưng đụng nước thì hơi chua, mà quầy thao tác thì hay đụng nước. Nên đã xác định dùng gỗ thì phải gỗ xịn và xài kĩ.
+ Xi măng: thì xây lên thành quầy thì rẻ nhưng không được sang. Muốn sang phải chơi bê tông mài. Bê tông mài thì ko rẻ.
+ Inox: thường gọi là tủ âm quầy. Nó thực chất là cái tủ lạnh ghép chung với tủ đựng nguyên vật liệu thành mặt quầy bar inox. Giá thành cao, sang trọng, đẹp nhưng tủ mát dưới quầy hơi khó thao tác và cũng không để được nhiều đồ. Đó là ưu khuyết điểm.
+ Đá hoa cương: hãy lưu ý rằng đá hoa cương kích thướt chiều rộng là 700cm max. Đừng làm lớn hơn khổ này các bạn sẽ phải dùng đá nhân tạo. Nhìn giống đá hoa cương nhưng không phải đá hoa cương.
Đá nhân tạo: khổ đá này lớn nên không bị phụ thuộc kích cỡ. Đẹp và sang, màu sắc đủ loại, đa dạng. Nhưng giá thành cao + dễ bị cong nếu để nặng, bề mặt nếu bẩn lâu và vết bẩn khó thì hơi khó tẩy sạch. Độ cứng thua xa đá hoa cương.
Đá hoa cương: khổ rộng tối đa 700cm nên không thể muốn làm lớn hơn. Ít mẫu mã để chọn nhưng được cái rẻ và độ bền cao, cứng hơn đá nhân tạo. Sức nặng vài trăm kí thì e nó chấp. Còn a đá nhân tạo máy cafe nặng thì cong.
– Mặt tiền quầy bar nên cao 1m – 1,1m. Trong quầy nền sàn nên cao hơn từ 10-20cm so với bên ngoài. Mặt tiền quầy bar nên đi nhiều ổ diện dưới mặt quầy để tiện cho sử dụng máy móc. Nên đi dây lớn 3.5 trở lên. Dây nhỏ nếu xài nhiều máy móc sẽ banh xác.
Những máy lớn nên sử dụng CP nguồn riêng để tiện bảo trì và độ an toàn cao. Quầy bar nên có CP tổng quầy riêng không nên nhập chung bất cứ chỗ nào. Vì quầy thường xuyên bảo trì. Các ổ điện trong quầy cực kì quan trọng nên các bạn vẽ sơ đồ quầy thật kĩ để sau khi xây xong quầy không phải kéo dây diện như bẫy thú. Chỗ nào gần nước nên hạn chế thiết kế ổ điện.
– Dưới các mặt quầy thường sẽ tận dụng làm tủ đựng đồ. Nên phân ra từng khu vực để cái gì, bên trong tủ nên cao hơn bên ngoài 10cm để bụi bần và nước không lọt vào trong. Nên có cửa tủ bằng gỗ để đóng mở cho tiện. Mặt quầy phải le ra khỏi mặt cửa 5-7-10cm tùy mỗi ng. Tránh trường hợp nước trên quầy chảy xuống trào ngược vào trong tủ.
– Khu vực đặt tủ đá phải ở trung tâm quầy thao tác để không bị chéo vị trí khi làm. Không nên làm tủ đá quá nhỏ. 2 bao là đẹp. Nên làm tủ đá inox 304 âm quầy. Đẹp và tiện.
Tủ đựng đá sẽ có van dưới đáy thùng. Nên yêu cầu chỗ làm thùng đá để lỗ thoát nước của thùng đá to 1 chút. Đừng để dạng lưới đến lúc nghẹt tủ đá thì chọt mệt nghỉ. Còn lỗ to không bao giờ nghẹt. Lấy nước đội xuống là xong. Nên có Van ống thoát tủ đá khóa lại.
Không nên chia tủ đá làm 2 phần: 1 bên đựng đá, 1 bên đựng đồ. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không thích điều này. Và cũng không được vệ sinh lắm.
– Bóng đèn thiết kế đủ hoặc dư, thà dư thì không bật, để lúc thiếu ánh sáng rất khó chịu khi làm việc.
– Nên đặt kho bên cạnh quầy bar để tiện việc nhập và xuất hàng.
– Nên có khu vực vệ sinh nhỏ để lấy nước vệ sinh quầy bar hàng ngày. Không nên đặt nhà vệ sinh bên cạnh quầy bar. Điều này khá tối kị.
– Thiết kế khu vực để kệ trưng bày sao cho trung tâm quầy bar và dùng đèn ống bơ pha vào để tạo điểm nhấn cho quầy.
– Gạch lót ở sàn quầy nhiều người hay chọn loại tối để đỡ dơ. Chính vì đỡ dơ nên ko ai thấy dơ, không ai thấy thì tất nhiên cũng không ai dọn lau. Mặt sàn nên là gạch không bóng để chống trơn và màu không quá tối để tiện thấy bẩn mà lau.
Đặc biệt không được đọng nước.
– Tường xung quanh quầy có thể dán gạch hoặc không, tùy mỗi người. Nhưng quầy bar sẽ hay có vết bản dính tường nhé.
Vị trí từng thứ trong quầy bar sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế điện nước, nên các bạn cần tham khảo nhiều kiểu quầy bar để rút kinh nghiệm.
Quầy bar đạt chuẩn cần hội tụ các yếu tố:
1. Tiện
2. Gọn
3. Đẹp
Thường các bạn sẽ đạt được 2 yếu tố Gọn và Đẹp còn Yếu tố Tiện nhiều bạn hay rơi. Thậm chí cả các nhà setup chuyên nghiệp cũng hay rớt điều này.
Quầy bar có tiện hay không tiện chỉ có người sử dụng mới biết. Còn người setup chưa hẳn họ đã bước vào đó để làm hàng ngày.
Các bạn hãy cố gắng tham khảo thật nhiều tài liệu để có một quầy bar đạt chuẩn các tiêu chí trên.
Lúc khách đông chữ “Tiện” sẽ là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành bại của bạn
=======